Xã Tụ Nhân
1. Thông tin chung.
+ Địa chỉ trụ sở: UBND xã Tụ Nhân huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
+ Vị trí địa lý: Tụ Nhân là xã cách huyện lỵ 5 km đường giao thông đi lại thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa tiếp cận với thị trường nền kinh tế được phát triển ,luôn nhân được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các nghành nhiều công trình phúc lợi đã được xây dựng, góp phần đáng kể cải thiện ,các lĩnh vực văn hóa – xã hội thường xuyên được quan tâm và đạt nhiều thành tích , nhân đân các dân tộc xã luôn chấp Tụ Nhân hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước, Chỉ thị nghị quyết của các cấp, nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình.
+ Điều kiện đất đai:
xã Tụ Nhân có 758 hộ = 3.232 khẩu, gồm 6 dân tộc anh em cùng sinh sống, diện tích đất tự nhiên của xã là 2579,13ha, trong đó đất nông nghiệp là 1717,34 ha.
+ Điều kiện kinh tế:(Nông – Lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp….).
+ Sản xuất nông – Lâm nghiệp.
– Nhiệm vụ sản xuất nông lâm nghiệp được UBND xã quan tâm chỉ đạo quyết liệt đối với những cây trồng có thế mạnh như lúa, ngô, đậu tương đều được thực hiện đúng lịch mùa vụ, các chỉ tiêu được giao cho từng đơn vị thôn bản cụ thể để vận động nhân dân tổ chức thực hiện.
– Thực hiện hướng dẫn nhân dân sử dụng cơ cấu giống hợp lý phù hợp với điều kiện, hướng dẫn kỹ thuật canh tác như kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh…hại cây trồng.
– Đảm bảo cung cấp giống, phân bón kịp thời cho nhân dân để tổ chức sản xuất đạt kết quả.
– Cây lúa: Kế hoạch giao là 167 ha, năng xuất bình quân đạt 57,5 tạ/ha, sản lượng đạt 960,25 tấn đạt 100% Nghị quyết, trong những tháng đầu năm do thời tiết tương đối thuận lợi, mưa nhiều nên cả hai vụ lúa xuân và vụ mùa đều đủ nước tưới tiêu, vì vậy cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt.
– Cây ngô: Kế hoạch giao 250 ha, thực hiện 260 ha, năng xuất bình quân đạt 36,7 tạ/ha, sản lượng đạt 954,2 tấn, đạt 104% Nghị quyết.
– Đậu tương: Kế hoạch giao là 290 ha, thực hiện 260 ha, năng xuất bình quân đạt 16,1 tạ/ha, sản lượng đạt 418,6 tấn, đạt 90% Nghị quyết.( Diện tích đậu tương trong năm không đạt do nhân dân chuyển sang trồng ngô và cây đậu xanh)
-Cây đậu xanh; Thực hiện được 25 ha, năng xuất bình quân đạt 18 tạ/ha, sản lượng đạt 45 tấn.
– Cây lạc: Kế hoạch giao cả năm là 64 ha (2 vụ), năng xuất bình quân đạt 13,8 tạ/ha, sản lượng đạt 86,4 tấn, đạt 100% Nghị quyết.
– Cây rau đậu các loại (3 vụ): Kế hoạch giao 194 ha, thực hiện 194 ha, năng xuất bình quân đạt 73 tạ/ha, sản lượng đạt 1.416,2 tấn, đạt 100 % so với Nghị quyết.
– Diện tích dong riềng; Kế hoạch giao 60 thực hiện được 60, năng xuất bình quân đạt 500 tạ/ha, sản lượng đạt 3.000 tấn, đạt 100 % so nghị quyết.
– Trồng cỏ chăn nuôi, chăm sóc diện tích cũ và trồng mới đạt 157 ha, trong đó trồng mới năm 2016 là 35 ha, thực hiện vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
– Cây ăn quả: diện tích cây ăn quả như mận, xoài, chuối…được thu hoạch sản phẩm thường xuyên.
– Tổng sản lượng bình quân trên đầu người: 557,6 kg/người/năm.
– Thu nhập bình quân: 1.500.000 đồng/ người/năm.
+ Về phát triển chăn nuôi: Công tác chăn nuôi luôn được quan tâm để phát triển, thực hiện công tác tuyển chọn giống, cải tạo giống để phát triển tổng đàn, nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi. Đàn trâu: 1.145 con, đạt 102% Nghị quyết, Đàn bò: 765 con, đạt 102% Nghị quyết, Ngựa: 30 con, đạt 86% Nghị quyết, Dê: 1.450 con, đạt 102,1 Nghị quyết, Lợn: 5.677 con, đạt 125% Nghị quyết, Gia cầm: 18.618 con, đạt 74% Nghị quyết.( trong năm thực hiện chuỗi VCap bò tại xã, và thành lập các nhóm cùng sở thích và thực hiện nghị định 209 để phát triển chăn nuôi nên tổng đàn của các thôn tăng).
+ Thú y, công tác tiêm phòng được quan tâm triển khai thực hiện ở 5/5 thôn bản, trong năm tiêm phòng được 6.090 liều, đạt 100 % Nghị quyết, trong đó tiêm dịch tả lợn được 1.150 liều, tụ huyết trùng lợn 1.540 liều, tụ huyết trùng trâu, bò 1.700 liều, nhiệt thán trâu, bò 1.700 liều. Phun hóa chất tiêu độc khử trùng tại 5 thôn bản là 16 lít.
+ Về lâm nghiệp:
Thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng tại địa phương. Tuyên truyền, vận động nhân dân chăm sóc, bảo vệ rừng trồng, đặc biệt là về phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô. Thực hiện việc chăm sóc hàng cây ven đường tỉnh lộ 177, trong tháng 5 đã trồng dặm bổ sung 250 cây.
– Trồng rừng; 150 ha tại 3 thôn, Bản cậy, Nắm ản, Nà Hu.
+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
– Thực hiện quản lý khai thác cát, đá, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy định của pháp luật, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Hai xưởng đóng gạch ở thôn Nắm Ản và U Khố Sủ, duy trì hoạt động thường xuyên, có sản phẩm cung cấp ra thị trường.
– Về hoạt động cơ khí có 3-4 cơ sở sản xuất nhỏ, sửa chữa nông cụ và cơ khí nông nghiệp phục vụ sản xuất, hoạt động lò đúc, lò rèn được duy trì.
+ Mô hình phát triển kinh tế bền vững: Những mô hình phát triển kinh tế bền vững ở trên địa bàn xã, được quan tâm, duy trì, khuyến khích phát triển như mô hình chăn nuôi lợn thịt, nuôi dê, nuôi bò…ở thôn Nắm Ản, U Khố Sủ, Cán chỉ dền…của các hộ gia đình tự thực hiện và một số mô hình của cán bộ chủ chốt thực hiện hoặc phụ trách, đã đem lại hiệu quả kinh tế. Trong đó có 02 mô hình chăn nuôi bò của hộ ông Lù Văn Chương ở thôn Nắm Ản và hộ ông Tráng Văn Lù ở thôn Cán chỉ dền được hỗ trợ theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh về phát triển chăn nuôi. Trong năm thành lập được 6 nhóm sở thích chăn nuôi tại 3 thôn nắm ản, Bản Cậy và U Khố Sủ.
0